Chuyện "ấy" của sinh viên sống thử: Có hôm "làm" đến 3 lần..

0
Trong góc căn phòng nóng bức, tối om là một thân người mệt mỏi, lờ đờ và hốc hác đang nằm vắt lên đống chăn lộn xộn. Trang đang ốm. Cô cố nhổm dậy, uống hớp nước và ăn thìa cháo hành tía tô vừa mua về rồi từ từ kể chuyện... sống thật.
Đã 5 tháng nay, Trang, cô sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, bắt đầu cuộc sống thử với bạn trai trong căn buồng chật chội là căn bếp nhỏ của một gia đình trên tầng 3 khu chung cư xập xệ.
Căn phòng hạnh phúc chỉ có hai ô vuông bé tẹo thông gió gọi là cửa sổ. Mỗi lần bật bếp gas nấu cơm, cái ổ này như bị hun, ngột ngạt khó thở. Lúc nấu, người trong nhà đành phải ra hành lang tản mát hóng gió. Nấu xong, phải đợi một lúc mới dám vào nhà ngồi.

Trang kể, dọn về sống cùng nhau là chấp nhận mọi thứ có thể xảy ra và tất nhiên, chuyện quan hệ cũng không thể tránh khỏi.
Không chút ngần ngại, cô chia sẻ: "Những ngày đầu mới sống chung thì hầu như ngày nào cũng làm chuyện đó, có hôm làm 2 đến 3 lần. Không thể tưởng tượng nổi, ở gần nhau, rảnh rỗi lúc nào là tiến hành lúc đó.
Đâu phải lúc nào mình cũng muốn và hào hứng trong chuyện chăn gối. Những lúc không thích mà vẫn phải gần gũi, cơ thể luôn đau đớn và cảm thấy bị tổn thương".
Nói như một người đã dạn dày kinh nghiệm sống, từng trải trong tình trường, cô sinh viên năm thứ 2 tâm sự: "Con trai có nhu cầu gấp ba con gái. Không cần biết mình có thích hay không, không quan tâm mình đi về mệt mỏi thế nào, miễn là thỏa mãn được nhu cầu lúc đó là họ thoải mái. Xong đâu đấy, họ quay đi để kệ mình ra sao thì mặc".
Tình dục như một cách để Trang giữ bạn trai cũng như để nuôi dưỡng tình yêu của hai người và đợi đến ngày một kết thúc tốt đẹp sẽ xảy ra.
Khuôn mặt phờ phạc vì đang ốm, mệt mỏi xúc từng thìa cháo lên miệng, cô kể tiếp: "Không thể thoát được hôm nào chỉ trừ đúng 3 hôm đến tháng, thậm chí anh ấy còn luôn hỏi hết chưa bởi không thể chịu nổi nữa. Tất nhiên bản thân cũng muốn chuyện đó lúc ở bên cạnh người yêu nhưng do mệt mỏi nên thấy chuyện quan hệ nhiều khi là miễn cưỡng".
Như để chứng minh cho việc uống thuốc tránh thai đều đặn, cô móc trong túi xách một vỉ màu xanh. Dưới mỗi viên thuốc nhỏ tí màu trắng là các thứ trong tuần được viết bằng tiếng Anh. Một viên đã được bóc ra uống.
"50 nghìn một vỉ đấy. Anh ấy đưa tiền để mua. Bây giờ chỉ cần dừng uống là dính ngay. Có lần, gợi ý không uống thuốc nữa, anh gắt lên và bảo không uống, sau này có làm sao, em đi mà tự chịu trách nhiệm. Bây giờ cả hai đều chưa có việc làm ổn định, chửa thì sống ở đâu và sống bằng gì".
Lý do Trang đưa ra cho cuộc sống trước hôn nhân cũng giống như bao cái gạch đầu dòng trên các diễn đàn mạng hay trong các bài viết đã đề cập, cũng ở chung cho tiết kiệm, ở chung cho tiện cả đôi bên... tuy nhiên, cảm giác ra sao thì chỉ người sống thử mới biết được.
Bạn trai là bộ đội nhưng được phép ra ngoài làm kinh tế. Dặt dẹo và không có việc làm, mọi chi tiêu trông chờ vào đồng lương làm thêm 1,7 triệu đồng một tháng của cô.
"650 nghìn tiền nhà một tháng cộng với tiền xăng và các khoản lặt vặt là 800 nghìn, vậy là còn khoảng 900 tiền ăn cho hai người. Mỗi lẫn đi chợ ít nhất cũng mất 30 nghìn. Hôm nào hết gạo, số tiền ấy còn đội lên nhiều hơn. Nhiều hôm cả hai không còn nổi vài nghìn trong túi, những lúc đó một là anh ấy đi vay tạm tiền bạn hoặc là mình tạm ứng tiền ở chỗ làm.
Có tháng, chưa cầm lương về đến nhà đã gần hết vì trả nợ. Thử tính xem, vài trăm bạc trong vòng một tháng thì tiêu kiểu gì. Tối đi học không có nổi tiền gửi xe. Ra ATM rút tiền mà thấy xấu hổ vì chỉ còn có 10 nghìn. Rút vội cho vào túi rồi đi nhanh để không ai nhìn thấy".
Chuyện yêu nhau, hai gia đình đã biết nhưng còn chuyện sống chung đã rồi thì chẳng ai biết ngoài hai người. Muốn cưới nhưng theo Trang "còn quá nhiều khó khăn".
"Đã hết bóng gió rồi đến nói thẳng giục anh bảo bố mẹ qua thưa gửi với gia đình tôi nhưng anh cứ từ từ rồi im im. Vả lại...". Trang ngập ngừng như không muốn nhắc lại những điều đã nói.
Trong góc căn phòng nóng bức, tối om là một thân người mệt mỏi, lờ đờ và hốc hác đang nằm vắt lên đống chăn lộn xộn. Trang đang ốm. Cô cố nhổm dậy, uống hớp nước và ăn thìa cháo hành tía tô vừa mua về rồi từ từ kể chuyện... sống thật.
Với người bạn trai hiện tại, không phải là người đầu tiên cô quan hệ. Cái ngàn vàng đã trao cho một người bạn cùng lớp từ lâu. Đến anh này, dường như Trang đã chắc chắn về một tương lai hạnh phúc, cô quyết định dọn về ở chung.
"Ban đầu cũng lưỡng lự nhưng vì anh ấy ra ngoài làm, phải thuê nhà, tôi cũng thế, tốt nhất là góp gạo thổi cơm chung. Mọi thứ lúc đầu đều bỡ ngỡ, cả việc ngủ cùng nhau nhưng rồi dần dần lại thấy quen. Đến giờ lại lo vì khi người ấy đã hiểu rõ mình rồi, biết rõ mọi thứ, nhìn thấy chán rồi thì chẳng còn gì để khám phá và tìm hiểu nhau nữa. Chẳng biết làm thế nào".
Biết rằng bỏ là thiệt bởi khó có người đàn ông nào chấp nhận lấy cô gái đã sống thật về làm vợ. Cô đành buông xuôi cho mọi chuyện. Cũng đã có những phút lo lắng vì đã "trót dại" quá nhiều, Trang âm thầm đi xét nghiệm HIV.
"Một hôm thấy ra nhiều khí hư và cũng tiền sử bị viêm nhiễm nên tôi quyết định đi xét nghiệm máu xem sao. Run khi cầm tờ kết quả nhưng thật may, không sao".

Tâm trạng bế tắc, bất lực hiện rõ trên nét mặt xanh xao và xương của Trang. Thoáng nhìn ra ô cửa sổ nơi có hai chiếc khăn mặt đang treo cạnh nhau trên một chiếc mắc, cô chợt khẽ thở dài rồi trệu trạo nuốt nốt chỗ cháo để còn uống thuốc.

Những bức thư tình của trẻ tiểu học gây sốt cư dân mạng

0
Viết đơn xin chuyển chỗ để được gần người yêu, bày tỏ tình cảm bằng ngôn từ lãng mạn như người lớn là những bức thư tình của trẻ khiến người lớn bất ngờ.
Viết đơn xin chuyển chỗ để được gần người yêu
Tháng 2, trên mạng xã hội xuất hiện lá đơn xin chuyển chỗ của học sinh lớp 4 Trần Anh Tuấn (Hòa Bình).

Viết đơn xin chuyển chỗ để được ngồi gần người yêu.
Trong đơn, Trần Anh Tuấn đã bày tỏ mong muốn được chuyển tới ngồi gần bạn nữ mình thích. Lý do đơn giản của điều này là cả hai bạn đều thích nhau. Sợ cô giáo từ chối vì ảnh hưởng đến học tập, Anh Tuấn đã tự hứa sẽ không nói chuyện và làm phiền bạn gái trong giờ học.

Tờ đơn của cậu học sinh đã khiến cộng đồng dân mạng bật cười. Nhiều người cho rằng lá đơn này dễ thương, tình cảm của con trẻ lúc nào cũng đơn giản và trong sáng. Chính lá đơn của cậu bé học sinh cũng khiến nhiều người nhớ đến mối tình thời học sinh hồn nhiên của mình.

Thư tỏ tình của học sinh lớp 5
Tháng 4/2014, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ bức ảnh chụp lá thư tỏ tình được cho là của một học sinh lớp 5 tên Trần Minh Hương ở Hải Phòng. Bức thư được viết để gửi tới bạn trai có biệt danh Vịt.


Thư tỏ tình của cô bé lớp 5 dành cho bạn trai biệt danh Vịt.
Cô bé viết: “Thời gian qua, Vịt đã là người bạn trai tốt hơn bao giờ hết mà tôi từng có. Vì không có đủ can đảm để nói sự thật với Vịt nên tôi mới ngại ngùng viết thư và lén lút như thế này. Tôi đoán là Vịt đã thích tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên và không dám tỏ tình. Thời gian qua Vịt vẫn chờ đợi sự đồng ý của tôi đúng không?”.
Bức thư kết thúc bằng một câu tiếng Anh được viết nổi bật cuối trang bày tỏ tình cảm của cô bé dành cho bạn trai: “I love you, very so much”.
Thư tình sai chính tả
Một lá thư được cho là của học sinh lớp 4 với câu từ lãng mạn khiến người đọc ngỡ ngàng. Trong đó có đoạn: “Mặc dù 2 chúng ta chưa quen nhau nhưng từ cái nhìn đầu tiên anh đã biết trái tim mình đã dành chọn trong trái tim em. Nụ cười rạng rỡ của em chưa nói cho anh biết tên em là gì? Mái tóc óng mượt với khuôn mặt tươi tắn của em đã nói cho anh biết em là của anh”.


Thư tỏ tình lãng mạn nhưng viết sai chính tả.
Nhiều người còn phát hiện lỗi sai chính tả trong bức thư này: “ Hằng đêm anh thức trắng nhớ em. Một câu thơ “chao” (trao) về em sẽ không tuyết tàn. Anh biết khi em nhận được bức thư này em sẽ bỡ ngỡ làm sao. Em ơi em biết hay chăng? Tình anh chao (trao) em sẽ không phai mờ”.

Mặc dù nhận được hàng ngàn lượt thích trên mạng xã hội, nhưng những bức thư này còn khiến người lớn lo ngại trước thực trạng yêu sớm của học sinh hiện nay. Nhiều thành viên cho rằng tình cảm trong sáng của các em nhỏ không phải là xấu, nhưng để giữ được sự hồn nhiên thì cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, định hướng và giáo dục từ phía gia đình, nhà trường. Trong một số trường hợp, phải xử lý khéo léo để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.

Nhà sư cưỡng hiếp cô gái 16 tuổi gây chấn động Đồng Nai

0
“Ở chùa thì ổng ăn chay, nhưng mỗi khi đi với cháu thì ổng đều ăn thịt, uống bia đến say rồi đưa cháu vào khách sạn ép buộc cháu quan hệ”.
Ngày 11/7/2013, phóng viên nhận được đơn kêu cứu của chị Lê Thị Ánh H. SN 1995 (ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) về việc chị bị “thầy” đồng thời là cha nuôi mình là ông Phạm Viết Ty (SN 1977, ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) đã có hành vi khống chế và cưỡng hiếp chị trong suốt thời gian dài dẫn đến mang thai, rồi buộc chị phá thai khi chị mới vừa 16 tuổi, làm chị hoang mang, lo sợ và bỏ học giữa chừng. Để tìm hiểu sự thật, chúng tôi đã vào cuộc.

Bị tước tăng tịch vẫn làm tu sĩ trụ trì tịnh thất
Theo điều tra riêng của chúng tôi, Phạm Viết Ty SN 1977 tại Tam Anh, Núi Thành, Quảng Nam trong một gia đình nhà nông. Học hết lớp 7, Ty xin vào xuất gia tại chùa Phổ Quang tỉnh Quảng Nam. Tu được vài năm thì Ty lại bỏ chùa vào Đồng Nai.
Tại đây, Ty được thầy Thích Hạnh Tâm trụ trì chùa Liên Hoa (xã Suối Nho, huyện Định Quán, Đồng Nai) nhận làm đệ tử, cho tu tập tại chùa và đặt cho pháp danh là Thích Nhuận Tiến. Đến năm 2003,Ty vận động một số phật tử phát tâm cúng dường khu đất tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để xây tịnh thất tu hành.
Sau khi xây xong tịnh thất, Ty về sống tại đây và tổ chức hoạt động lễ bái, cúng kiến, tụng niệm như một ngôi chùa thật sự. Thấy tịnh thất thờ phật rất lớn, hàng đêm đều tụng kinh cầu nguyện, nhiều phật tử trong xã lầm tưởng là chùa nên đến ủng hộ rất đông, kẻ cúng dường, người làm công quả… Vì vậy, tịnh thất ngày càng có đông phật tử.
Tuy nhiên, sự tụ tập của Ty lại bắt đầu sa sút và vi phạm nhân cách, đạo đức của nhà tu hành. Ty không tham gia vào các hoạt động của giáo hội, vi phạm đạo hạnh, không giữ giới luật nhà phật, thường xuyên ăn mặn uống bia, tự ý xây tịnh thất nên năm 2007, Ty bị giáo hội Phật giáo Đồng Nai tước tăng tịch và khai trừ ra khỏi hội. Tuy nhiên, Ty lại giấu kín chuyện này, vẫn đứng giảng đạo và xưng thầy với các phật tử và gọi những phật tử lớn tuổi bằng con.
Nghiêm trọng hơn, vào tháng 8/2012, Ty gây ra tội lỗi với một phật tử đồng thời cũng là con nuôi của mình tên Lê Thị Ánh H. SN 1995 (ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) học sinh lớp 10, Trường PTTH Phú Ngọc. Ty đã dùng quyền lực và thủ đoạn để cướp đoạt “đời con gái” của H. khi H. chưa đủ tuổi thành niên. Sau đó Ty đã đưa H. đi phá thai tại phòng khám tư ở Thị trấn Tân Phú.
Từ nhà tu hành thành… yêu râu xanh
Theo bản thông báo kết quả điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Phú: Năm 2007, bà Lê Thị Ngọc Phượng – (SN1957, cư ngụ ấp 3, Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai) thường xuyên đưa con gái là Lê Thị Ánh H. sinh ngày 09/9/1995, đến tịnh thất của Ty để chơi và cúng lễ. Mọi sinh hoạt của cháu H. thì Ty đều kiểm soát thông qua bà Phượng hoặc bằng điện thoại trực tiếp cho cháu H.
Vào một ngày đầu tháng 8/2012, Ty chở H. ra thị trấn Tân Phú để khám bệnh, nhưng bác sĩ không có ở nhà. Ty liền chở H. vào nhà nghỉ Phương Thảo thuộc ấp Thọ Lâm 3, Phú Xuân, Tân Phú. Khi vào phòng, H. mệt nên nằm trên giường đắp chăn. Ty chốt cửa phòng lại, bật tivi rồi leo lên giường và ngồi trên bụng H. Mặc H. chống cự, Ty vẫn thực hiện được hành vi “quan hệ”. Sau khi “quan hệ” với H. xong, thấy máu từ vùng dưới H. chảy ra nên Ty dùng khăn lau cho H. rồi chở về nhà.
Khoảng 3 tuần sau, H. nghi mình có thai nên báo với Ty để đi khám, Ty chở H. ra phòng khám tư của bác sỹ Trần Thị Lệ thuộc khu 5, thị trấn Tân Phú và đã xác định H. đang mang thai được 3 tuần tuổi, nên Ty đã nhờ bác sĩ cho uống thuốc phá thai. Ngoài ra những lần chở H. đi khám bệnh, Ty còn nhiều lần “quan hệ” với H. tại các nhà nghỉ ở Thị xã Long Khánh và Tp. HCM.
Sau các lần Ty “quan hệ” với H., Ty đã mua cho H. một chiếc nhẫn trơn kim loại màu vàng để H. đeo tay (cho đến ngày bị phát hiện), đồng thời mọi sinh hoạt và việc đi chơi cùng bạn bè của H. đều do Ty kiểm soát và báo cáo cho bà Phượng biết. Do đó H. cảm thấy bức xúc, ngày 25/10/2012 H. đã kể lại sự việc H. bị Ty nhiều lần “quan hệ” cho bà Phượng và chị gái tên Lê Thị Kim Hương – SN 1993 biết. Bà Phượng đã gọi điện thoại hỏi, thì Ty thừa nhận đã nhiều lần “quan hệ” với H. Bà Phượng hẹn Ty đến quán nước TT Định Quán để nói chuyện.
Tại đây, Ty bị Công an thị trấn Định Quán mời về trụ sở làm việc. Xét thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn huyện Tân Phú nên Công an huyện Định Quán đã bàn giao cho Công an huyện Tân Phú điều tra. Theo bản kết luận giám định xâm hại số 903 của Trung tâm Pháp y Đồng Nai, xác định: Lê Thị Ánh H. bị rách màng trinh, đường kính 1,2 cm, vết rách cũ vị trí 11h…
Tại cơ quan điều tra, Ty cho rằng việc chị H. quan hệ với mình là do hai bên tự nguyện, Ty không ép buộc H. Căn cứ vào những tài liệu thu thập được có đủ cơ sở để kết luận: Do có sự lệ thuộc về kinh tế và tín ngưỡng tôn giáo của hai mẹ con bà Lê Thị Ngọc Phượng và Lê Thị Ánh H. đối với Phạm Viết Ty nên vào khoảng tháng 8/2012, Lê Thị Ánh H. là người chưa thành niên (16 tuổi 11 tháng) đã phải miễn cưỡng để cho Phạm Viết Ty “quan hệ” với mình trái ý muốn.
Hành vi của Ty đủ yếu tố cấu thành tội: Cưỡng hiếp quy định tại khoản 4 điều 113 Bộ luật hình sự: Bị can Phạm Viết Ty không thành khẩn khai báo, cưỡng hiếp nhiều lần, làm nạn nhân có thai là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Phú kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Phú để truy tố bị can trước pháp luật.
Mang tiếng oan “lấy ông thầy”
Tuy “thầy” Ty bị tạm giam đã 7 tháng, nhưng tiếp chuyện với chúng tôi, mẹ chị H., bà Lê Thị Ngọc Phượng vẫn đầy bức xúc: “Tôi nghĩ ổng (tên Ty – PV) là người tu hành, là bậc thầy, có đạo đức và uy tín nên mới đồng ý cho ổng nhận cháu H. làm con nuôi để dạy dỗ, chỉ bảo chăm lo cho cháu ăn học. Mỗi khi cháu H. không theo tôi lên chùa thì ổng lại la rầy trách móc tôi, rồi gọi điện thoại la mắng cháu, tưởng ổng thương cháu như con mình, không ngờ ổng lại giở trò hành vi đồi bại như vậy. Sự việc xảy ra ai cũng biết, gia đình tôi thật xấu hổ vô cùng, cháu H. giờ đi đâu ai thấy cũng chỉ trỏ bàn tán, tôi đã vô tình làm hại con tôi rồi” – bà Phượng gạt nước mắt.
Giữa căn nhà quạnh quẽ, với ánh mắt buồn bã, dáng người tiều tụy, ốm yếu, H. thổ lộ: “Cháu bị ổng khống chế và quản lí rất chặt chẽ suốt thời gian dài, đi đâu dù vài phút cũng phải xin phép, nếu không sẽ bị ổng trù dập, chửi mắng và trách móc mẹ cháu đủ điều. Mỗi khi cháu không đến chùa thì ổng bỏ tụng kinh để phản đối mẹ cháu.
Không biết ổng với mẹ cháu thế nào mà mẹ cứ về là la mắng cháu hoài, rồi ba mẹ lại cãi nhau, ba lại đánh mẹ, cháu rất sợ. Ổng không cho cháu đi chơi với ai cả, có lần cháu tự ý đi uống nước với một người bạn, ổng liền dùng 2, 3 điện thoại gọi vào máy cháu cả mấy trăm lần để “khủng bố” cháu rồi chửi cháu suốt đêm.
Ổng tự cho rằng, chỉ ổng mới có quyền chở cháu đi đâu đó. Ở chùa thì ổng ăn chay, nhưng mỗi khi đi với cháu thì ổng đều ăn thịt, uống bia đến say rồi đưa cháu vào khách sạn ép buộc cháu “quan hệ”. Có đêm cháu chỉ cho ổng “làm” một lần thì ổng giận dỗi, trách móc, la mắng cháu đủ điều, nên cháu cố im lặng chịu đựng chuyện chăn gối theo mệnh lệnh của ổng.
Có hôm bị đau bụng nhưng cháu vẫn phải chịu nằm im cho ổng làm “chuyện ấy”. Giờ nghĩ đến ổng cháu sợ lắm chú à! Hơn nữa chuyện này xảy ra làm cháu xấu hổ với mọi người chung quanh, với bạn bè trong trường, trong lớp nên cháu quyết định không đi học nữa. Cháu thấy mình bị xúc phạm, bị cưỡng đoạt mà không làm gì được để rồi ôm lấy tủi nhục, mang tai tiếng suốt đời, cháu không muốn ở cái xã này nữa chú ơi!” H. vừa nói vừa gạt nước mắt.
Điều H. tâm sự khiến chúng tôi không khỏi day dứt. Thực tế thì H. đang bị u ngực và hở van tim hai lá mà không có tiền chạy chữa. Tuy nhiên, điều đau đớn hơn là H. đang sống trong bầu không khí thị phi đầy u ám. Khi đi cùng chúng tôi trên đò sang sông, H. đã bị một người đàn ông giật khăn che mặt ra rồi mắng: “Con này, chính cái con này lấy ông thầy rồi đổ tội cho ông ấy đây nè”. Lúc đó H. rơi nước mắt.

Nghĩa là cho đến bây giờ, nhiều người vẫn nghĩ là cô bé “lấy ông thầy” để đưa thầy vào vòng lao lý (?!) Câu chuyện về “thầy” Phạm Viết Ty bị bắt, chưa từng được báo chí phản ánh nên vẫn được đồn thổi thêu dệt lung tung. Do đó, chúng tôi mong vụ án sớm được đưa ra xét xử công khai để người dân được tỏ tường sự việc.

Ném túi xách vào mặt bạn trai khi biết là đồ giả

0
Khi phát hiện ra chiếc túi bạn trai mua là đồ giả, cô gái trẻ đã phẫn nộ ném thẳng nó vào mặt anh chàng
Sự việc vừa xảy ra vào ngày 23/8 vừa qua tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô gái trẻ khiến nhiều người bất ngờ khi tức giận ném chiếc túi xách màu xanh nhạt vào người bạn trai đi cùng. Hình ảnh này được một người chứng kiến chụp lại và đăng tải lên mạng xã hội Weibo, gây xôn xao dư luận.

Cô gái tức giận ném chiếc túi vào mặt chàng trai

Được biết, lý do khiến cô gái có hành động nói trên là vì phát hiện ra chiếc túi xách mà bạn trai tặng cô là đồ giả. “Cô ấy đã không nghĩ rằng nó lại được làm giả vì anh ta bảo mua ở nước ngoài về” – một nhân chứng theo dõi sự việc cho biết.

Anh chàng tìm cách né tránh

Tuy nhiên, khi mang chiếc túi đến nhờ một người chuyên bán hàng cao cấp xác nhận, biết nó chỉ làhàng nhái, cô gái nổi cơi thịnh nộ và ném thẳng chiếc túi vào chàng bạn trai thích “nổ”.


Nhiều cô gái mang sản phẩm của mình đến để nhờ thẩm định

Nở rộ trào lưu 'hôn đồng giới nữ' của giới trẻ

0
Thời gian gần đây, những bức hình ghi lại cảnh hôn đồng giới của các bạn nữ liên tục được đăng tải đã gây không ít xôn xao trong cộng đồng mạng.


Cuộc sống càng phát triển, giới trẻ càng thoáng hơn trong vấn đề tình yêu. Những câu chuyện khiến người nghe phải 'đỏ mặt',' ngượng xem' đã không còn quá xa lạ.

Hay những pha ‘khóa môi đồng giới’ gây ầm ĩ của cư dân mạng trước đó.



Không những phải chứng kiến cuộc tình 'nóng bỏng' của một số bạn trẻ khi hình ảnh thân mật quá mức của họ được thể hiện ngang nhiên giữa chốn đông người, mà cư dân mạng còn được thường xuyên được 'mở mắt' khi 'chiêm ngưỡng' những nụ hôn đồng giới của các bạn nữ.
Mới đây nhất, bức ảnh ghi lại cảnh hôn nhau giữa hai cô gái xinh đẹp được lan truyền tới mức chóng mặt đã gây không ít xôn xao trong cộng đồng mạng.


Hai bạn nữ hồn nhiên ôm, hôn giữa quán cà phê.

Cư dân mạng thường xuyên được ‘mắt tròn mắt dẹt’'với những nụ hôn đồng giới của một số bạn trẻ.

Ảnh khóa môi làm cộng đồng mạng xôn xao của giới trẻ.

Với sự lan truyền mạnh mẽ của mạng xã hội đang thì những hình ảnh như vậy có lẽ được giới trẻ xem là điều quá đỗi bình thường. 

Sự dễ dãi, buông thả trong lối sống và suy nghĩ của một số bạn trẻ thực là điều đáng lo ngại





Sự thật kinh hoàng: Con gái ở cùng cha ruột, sinh ra 4 người con

0

Những đứa trẻ sinh ra đều chậm phát triển trí não, thể chất.Thôn 7 xã Trà Cang chỉ cách trung tâm huyện lỵ khoảng 15km với khoảng 20 nóc nhà. Tuy nhiên, vì đường đi cách trở nên cuộc sống người dân nơi đây, quanh năm quanh quẩn trên các sườn đồi, nương rẫy, con suối. Những đứa trẻ sinh ra, đời này qua đời khác, chưa một ngày được đến trường. Gia đình ông Hồ Văn Tiên (người dân tộc Xê Đăng, ngụ thôn 7, xã Trà Càng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cũng vậy.



Căn nhà nơi thủ phạm Tiên 15 năm sống chung như vợ chồng với con gái.“Con mình, mình đẻ ra mình “lấy” thôi, đâu có “lấy” của người khác. Mà hồi đó, con bé (ý nói Dương) cũng chấp nhận “cho” mình nên mình nhắm mắt làm bừa. Về sau bà vợ bỏ đi, con bé có thai nữa, mình không nỡ bỏ rơi lên coi nó như vợ luôn. Sống với nhau mãi cũng quen, không ngại ngùng nữa. Con bé vẫn kêu mình bằng ba. Sau ni sinh con, các con lớn thì nó đổi gọi mình bằng anh, để …nhường tiếng ba cho mấy đứa trẻ gọi, trong nhà cũng khỏi nhầm lẫn…”, Tiên tường trình.

Người đàn bà gần 20 năm thế chỗ chị làm vợ của anh rể

0
Tục “nối dây” là tập tục còn khá nặng nề đối với các buôn làng ở Kon Tum. Với tập tục này, một khi người mẹ mất đi thì người cha hoặc ở vậy nuôi criminal hoặc nếu muốn đi bước nữa phải lấy chị grain em vợ mới tiếp tục ở lại gia đình, nuôi con. Nếu muốn đi bước nữa với người ngoài họ vợ thì người cha phải bỏ lại toàn bộ gia sản cùng criminal cái cho phía họ vợ nuôi rồi trở về với gia đình cha mẹ đẻ vì vậy tục “nối dây” còn có tên khác là tục “trở về”.
Cuộc nối dây ấy càng dìm sự cố gắng của những người dân xuống sâu hơn của đói nghèo. Tục “nối dây” ấy trở thành lực cản để người Xê Đăng đi ra với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, ai thực hiện tục “nối dây”, trong criminal mắt dân bản, đó là lẽ sống tốt ở đời. Chính vì thế đã có không ít chuyện tình dở dang cách trở, không biết bao nhiêu cuộc đời và thân phận phải gánh vác
cái trách nhiệm nặng nề của tục “trở về” ấy, mà H’oai là một điển hình của luật tục đáng sợ với những người phụ nữ ở chốn này.
Chúng tôi tìm đến làng Xõa, xã Đăk Ang, Đăk Glei, Kon Tum khi H’oai đang khắc khổ địu đứa criminal mới hơn 12 tháng tuổi, chưa kịp đặt tên. Ngày ấy, đúng vào dịp bỏ mả cho vợ, cũng là ngày anh Y Hơn (39 tuổi, trú làng Xõa, xã Đăk Ang) phải giao lại criminal cho phía họ ngoại nuôi cùng tất cả nhà cửa, trâu bò để trở về nhà mẹ đẻ của mình. Nếu anh ở lại thì phải lấy chị hoặc em vợ.


Lúc ấy có gái H’oai mới hơn 15 tuổi, nhưng cũng ra dáng thiếu nữ lắm rồi. Ngày chị gái cô không might lâm bệnh qua đời, H’oai đã lo sợ đến cái cảnh mình sẽ thay chị làm vợ anh rể, thay chị chăm nuôi cho mấy đứa cháu. Mặc dù H’oai thương chúng lắm, nhưng vì H’oai đã nặng lòng với một trai làng, nhưng chưa kịp ngỏ lời mà thôi. Luật tục ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của người Xê Đăng và trở thành một luật tục nghiêm ngặt.
Không biết tục nối dây mà tiếng Xê Đăng gọi là “sợp” ấy có từ bao giờ nhưng các thế hệ già làng coi đây như khuôn vàng thước ngọc của tổ tiên, có uy lực tuyệt đối. Mế của H’oai outpost nài: “Con ơi, bây giờ mà mày thương cháu thì hãy về theo thằng Y Hơn làm vợ của nó, để giữ lấy các cháu trong nhà, giữ lấy tình cảm gia đình, dòng giống của nhà. Mày mà không làm vợ nó thì thằng cháu mày nó khổ, nhà mình cũng khổ vì không có bò có trâu đền cho nhà nó đâu!”.
Dù biết luật tục là như vậy nhưng H’oai vẫn cảm thấy quá đột ngột. Trong căn nhà vẫn như còn đó bóng dáng người chị đi về, H’oai cố tìm cách “hoãn binh”, nói với mẹ cho mình suy nghĩ. Thấy vậy, bà criminal dân làng “bắt lý”: “Mày đã không theo tục của bản, mai này vì mày mà criminal matriarch núi sẽ về bắt cả bản phải chịu nhiều cái bệnh tật, không làm tốt được cái rẫy, cái ruộng, nếu có chuyện gì xảy ra với làng này thì mày sẽ bị phạt nhiều criminal trâu, criminal bò để cúng criminal matriarch rừng đấy!”.
Lễ bỏ mả hôm ấy, đứa cháu ngủ contend trên lưng H’oai không hề biết ngày hôm negative mình đã mất mẹ. Rồi chẳng hiểu vì sao, lúc ấy giữa đám bỏ mả, nhìn đứa cháu tội nghiệp trên lưng mình, H’oai đã không ngần ngại chấp nhận “nối dây” với anh rể, để đứa cháu đã mất mẹ sẽ không mất thêm người cha này nữa. “Khổ nhưng mình phải có trách nhiệm với gia đình để chị của mình ở thế giới bên kia yên tâm. Giờ thì cũng đã xong rồi!”, H’oai đã trăn trở giữa niềm tôn kính tiên tổ với thực tại
trước mặt như thế.
Năm ấy, H’oai mới lên 15. Đám cưới mà chàng rể chẳng ai khác là anh rể đã 19 tuổi và cô dâu là H’oai đang ngây ngô tuổi chơi, tuổi lớn. Đem vòng tay (vật đính ước) mà anh rể mới trao, H’oai còn hồn nhiên khoe với người làng. Mọi người trong buôn lại được một phen no say. Cô bé H’oai vì cái rượu cưới làm rạo rực trong lòng, bước xuống cầu thang ra chơi với chúng bạn trong buôn trong làng ngay trong ngày cưới mà chẳng thể biết được cơn khổ từ đây đã trói cuộc đời mình.
Đằng đẵng 20 đầy những ngày buồn
Rồi sau bữa người trong buôn vui chơi uống rượu ca hát xong, cô phải đi theo anh rể Y Hơn như cái bóng. Ngày trước cô vẫn thường grain lên rẫy với ba mẹ, giờ Y Hơn dẫn cô đi. Chăn bò, lấy củi, quanh cô lúc nào cũng có anh rể. Mãi rồi cũng thành quen. Chỉ người trong buôn và ba mẹ cô là khác, nhìn H’oai ngày càng ra dáng thiếu nữ, mắt họ ngấn buồn. H’oai vẫn hồn nhiên, chỉ thỉnh thoảng đỏ mặt chạy đuổi đánh đám trai gái cùng lứa khi chúng trêu cô và anh rể là… vợ chồng!
Rồi ngày H’oai có cái bụng lùm lùm, cha mẹ H’oai cắt một khoảnh đất, dựng nhà, bảo cô và anh rể Y Hơn ra đấy ở. Bấy giờ cô mới hiểu những lời trêu đùa của đám trẻ trong làng. Cô còn muốn đi chơi với đám bạn, còn muốn vui với chúng trong những dịp hội làng. Nhưng cô thiếu nữ chưa kịp vui đã trở thành đàn bà. H’oai kể, đã không ít lần cô khóc chạy về nhà xin ở lại, không harbour về nhà với chồng nữa. Mẹ cô nói: “Mày muốn bỏ chồng phải có 2 criminal trâu. Không có trâu thì có 3 criminal bò đền cho
nó. Mày có thì mày đền đi, tao không có đâu!”.
Cô hiểu, ước mong được harbour về nhà đã thành tuyệt vọng từ ngày cả nhà thực hiện tục “nối dây” cho cô với anh rể thì mối tình của cô với chàng trai kia cũng đã vụt tắt từ lúc cô bước theo anh rể lên rẫy sau cái buổi rượu thịt ê hề ấy. H’oai chấp nhận sống chung với anh rể, cái nghèo cái khổ cứ bám níu lấy những bước chân trần của H’oai và Y Hơn mãi. Bốn đứa criminal lần lượt ra đời, gánh nặng cơm áo oằn lưng. Anh rể, cũng là chồng của H’oai ít khi ở nhà. “Nó ở luôn trên rẫy, ít nói lắm!
Chắc nó buồn mình nhiều vì nó chỉ thương chị của mình thôi!”, H’oai nói.
Nhiều đêm, H’oai ngồi thổi khèn lá, thấp thoáng bong dáng tình ca của núi rừng nhưng buồn ủ dột. Thi thoảng chàng trai làng mà H’oai định bắt làm chồng đi ngang qua trước mặt, anh vẫn chưa ưng cái bụng ai vì đã trót thương H’oai nhiều lắm nhưng giờ cô đã là vợ của anh rể rồi, đã là bà mẹ của 4 đứa criminal và một đứa cháu rồi, còn gì cho anh nữa. Nhiều lúc gặp lại chàng trai thủa nào ở đầu criminal nước, H’oai vội vã harbour quả bỏ đi. Cũng nhiều lúc H’oai nghĩ tại sao mình lại chấp nhận cái tục “nối dây”
này, để rồi mình khổ, anh rể cũng khổ, người mình yêu cũng khổ, nhưng rồi suy nghĩ đó chẳng tồn tại được bao lâu, vì bây giờ H’oai đã chẳng thể làm gì được nữa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Đức Vân, Phó chủ tịch xã Đăk Ang buồn buồn cho biết: “Nơi đây 90% là đồng bào dân tộc thiểu số nên vẫn còn duy trì rất nhiều luật tục lạc hậu. Chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu như tập tục nối dây này nhưng rất khó vì nó đã ăn sâu vào máu thịt người dân rồi. Muốn xóa bỏ cần một thời gian dài để dần thay đổi nhận thức mới được!”.

Cứ thế, vì hủ tục, họ đành chấp nhận criminal đường đi cùng nhau như món nợ đời cần phải trả. Như H’oai đến negative đã 19 năm rồi làm vợ anh rể, nhưng ngày vui chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Khi ánh tà dương cuối cùng khuất bóng sau dãy núi mờ xa, H’oai bảo chúng tôi ra bậc cửa ngồi cho sáng, rồi than: “Làm đàn bà như mình sao khổ quá!”. Buồn cho một phận đời chốn thâm sơn không thoát khỏi luật tục.

Phải chăng giới trẻ “mắc” bệnh vô cảm

0
Gần đây, nhiều người và dư luận rất bức xúc sau khi xem clip các nữ sinh ở Hà Nội đánh đập nhau một cách hết sức thô bạo giữa ban ngày, trước sự vô cảm của bạn bè, gây ra sự lo lắng và bất bình trong dư luận.


Chuyện học sinh với nhau nảy sinh xích mích, mâu thuẫn, rồi dẫn đến gây gổ, đánh nhau, thậm chí đâm chém, đuổi rượt nhau bằng mã tấu, dao, rựa... gây thương tích, đổ máu… không còn là chuyện hiếm thấy ở nhiều trường học, nhiều nơi, nhất là trong thời gian mấy năm gần đây. Nạn bạo lực trong học sinh, nơi trường học ngày càng tăng và phức tạp hơn. Môi trường giáo dục trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Thật sự là mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả xã hội. Nguyên nhân của vấn nạn trên thì có nhiều. Nhưng có một nguyên nhân mà khiến người viết bài này day dứt, trăn trở nhiều nhất. Đó là căn bệnh vô cảm, giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh đang bao trùm lên khắp nơi, mọi đối tượng.
Trở lại sự việc nổi cộm, bức xức trên, chúng ta thấy cảnh các nữ sinh đánh bạn thô bạo ngay nơi đông đúc người qua lại nhưng thật lạ lại không thấy có một người lớn nào can ngăn, một số học sinh không tham gia nhưng đứng xem với thái độ rất dửng dưng, vô cảm, coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Giá như, có người lớn, hoặc một số học sinh kia, có lòng căm ghét, phẫn nộ trước cái ác, cái xấu, không ngại xông vào can ngăn, hay gọi điện thoại báo ngay cho công an, hoặc nhà trường thì đâu đến nỗi vụ việc tồi tệ như vậy, đáng xấu hổ như vậy.


Là một người trong ngành giáo dục, chúng tôi nhận thấy thái độ vô cảm, không dám hoặc ngại đấu tranh, bộc lộ chính kiến của mình trong học sinh hiện nay ngày càng nhiều. Nhiều trường, có làm một thùng thư để học sinh góp ý, có thể thư không cần ghi tên, địa chỉ cũng được, nếu không tiện nói trực tiếp trước lớp, với thầy cô chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường. Thời gian đầu và cuối tuần mở ra, nhận được vài ba lá thư. Những góp ý, tố giác có cơ sở, chính xác của các em giúp cho nhà trường chấn chỉnh được nhiều việc, nhất là những lệch lạc về mặt hành vi, đạo đức của học trò trong trường. Mặc dù nhà trường, thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh làm việc đó, nhưng thời gian sau, chẳng hiểu sao, không thấy một lá thư nào gởi nữa. Một việc làm tốt của nhà trường như thế mà không nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo học sinh, thì thật buồn.
Mỗi khi, có học sinh đánh nhau, hoặc nhờ, thuê thanh niên, hàng anh chị, bên ngoài xông thẳng vào lớp học đánh đập những học sinh có oán thù, phần đông học sinh trong lớp và cả trường thường châu đầu lại xem, hoặc kích động ùa theo, hoặc tản đi, mặc cho bạn bè của mình bị đánh đập tơi tả. Ít có em nào, hay lớp nào lao ra cản ngăn, hay đi trình báo với thầy cô giáo, bảo vệ để kịp thời ngăn chặn, xử lý, không để xảy ra hậu quả xấu. Ngay cả, trong sinh lớp cuối tuần bấy giờ cũng thế, cán bộ lớp rất ngại nêu tên, phê bình, nhắc nhở các em học chây lười, cá biệt, thường xuyên vi phạm nội quy, vì sợ ra khỏi lớp bị các em đó đe dọa, đón đường đánh. Thậm chí, thầy cô giáo làm đúng chức trách của mình, cũng bị học sinh cá biệt đe dọa, khủng bố bằng nhắn tin, hoặc thuê thanh niên xấu bên ngoài “thịt” thầy cô. Một khi tinh thần đấu tranh chống lại những cái lệch lạc, tiêu cực, xấu xa, bạo lực... trong học sinh, nơi trường lớp bị suy giảm, bị triệt tiêu, mất hẳn đi thì những hành vi xấu, tiêu cực trong học sinh sẽ trỗi dậy, sẽ có mảnh đất màu mỡ để hoành hành, thách thức xã hội, dư luận.


Học sinh bây giờ ngày càng thờ ơ, vơi cạn đi tinh thần, thái độ đấu tranh, bất bình trước những cái xấu, cái tiêu cực...trong lứa tuổi mình. Phải chăng, các em bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng từ căn bệnh vô cảm vốn đã trầm kha, kinh niên có trong không ít phụ huynh, người lớn, và một bộ phận xã hội? Phải chăng lối sống “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” mà ông ta từng phê phán trước đây, giờ đã hợp thời, được thăng hoa, tung hê? Phải chăng, nhà trường, nền giáo dục của ta , lâu nay chỉ lo mải mê dạy chữ để thi thố mà quên đi hoặc quá hời hợt, sơ sài trong dạy cách làm người? Ba câu liên tiếp, bắt đầu từ “phải chăng”, hình thức của câu hỏi tu từ, chính là những nguyên nhân cơ bản của thực trạng, khiến chúng ta cần suy nghĩ và có trách nhiệm, có biện pháp giải quyết.

Chuyện học sinh mâu thuẫn, xích mích, gây ra xung đột, đánh nhau... hay chuyện học sinh cá biệt hư hỏng, chây lười, quậy phá... đều là những chuyện thường xảy ra ở trường , lớp, ngoài đường. Vấn đề ở chỗ, chúng ta, nhà trường, ngành giáo dục cần dạy học trò biết cách xử sự, giải quyết tốt những cái bất thường ấy, bằng nội dung giáo dục kỹ năng sống có chất lượng, thiết thực, sinh động, bằng cách khơi dậy mãnh mẽ tinh thần dám đấu tranh trong mọi học sinh. Chỉ có như thế, cái xấu, cái tiêu cực, cái thô bạo ở môi trường giáo dục, trong học sinh mới hết đất sống. Đây cũng là cơ sở để xây dựng thế hệ con người Việt Nam giàu tình nghĩa, yêu thương nhưng lại mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác thường nảy sinh, ẩn lấp dưới nhiều hình nhiều vẻ trong cuộc sống .

Nhà hàng chỉ tuyển gái còn trinh

0
Vừa tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang ở một trường  đại học tại Hà Nội, Q. xin vào làm việc trong một công ty thiết kế áo  cưới. Nhưng theo yêu cầu của công ty, Q. phải vào làm cho chi nhánh tại  TP.HCM. Sau hơn nửa năm làm việc, công ty của Q. rơi vào khủng hoảng  kinh tế buộc phải giải thể. Để tiếp tục trụ lại ở Sài Gòn, Q. lên mạng  tìm việc làm.
Q. đọc được thông tin một nhà hàng đang cần nhân viên  phục vụ với yêu cầu cao 1,m65 trở lên, ngoại hình đẹp, tuổi từ 18 - 25,  lương cao. Thấy mình có nước da trắng mịn và cao gần 1,7m, nên Q. tự tin  gọi đến nhà hàng.
Trao đổi qua điện thoại, chủ nhà hàng hẹn Q. tới một  căn nhà trên đường Lê Lai, Q.1 để phỏng vấn sau 18h chiều. Tìm đến đúng  địa chỉ hẹn gặp, Q. cứ đi tới đi lui để tìm nhà hàng Hàn Quốc như thông  tin tuyển dụng, thì một phụ nữ ăn mặc quý phái khoảng 30 tuổi bước ra  gọi Q. vào căn nhà 5 tầng.
Q. thắc mắc nên hỏi người này là nhà hàng Hàn Quốc sao  không thấy bàn ghế, thức ăn, nhân viên phục vụ? Chủ nhà hàng không trả  lời mà nói tiếp viên phục vụ ở đây lương rất cao. Thu nhập trung bình mỗi người từ 30 - 40 triệu đồng/tháng, vì đa số khách hàng là người Hàn Quốc.


Trong lúc Q. đang suy nghĩ không biết thực hư câu  chuyện thì người phụ nữ này tiếp tục hỏi Q. quê quán, trình độ, hoàn  cảnh kinh tế gia đình, người yêu. Và câu hỏi làm Q. sốc nhất là cô còn  trinh không. Choáng váng trước câu hỏi của chủ nhà hàng, Q. không đủ  bình tĩnh nên bật dậy chạy ra ngoài.
Vì tò mò không biết nhà hàng này hoạt động như thế nào  nên vài ngày sau, Q. quay lại đây để tìm hiểu thêm thì được biết thường  mở cửa vào lúc chập tối. Sau đó thì có hàng chục tiếp viên  nữ, cao ráo, trang điểm, ăn mặc đẹp đi xe tay ga tới. Còn bên ngoài luôn  có hàng chục thanh niên đứng canh cửa. Thi thoảng lại có nhóm 3 - 4  người đàn ông nước ngoài đi vào trong. Nhưng điều đặc biệt là các phòng  của tòa nhà không bao giờ thấy ánh điện. Lúc này Q. mới có câu trả lời  chính xác đây không phải là nhà hàng cần nhân viên phục vụ ăn uống như  thông tin đăng tuyển trên mạng.

Bí mật bên trong những nhà hàng không bếp

Dạo một vòng quanh các tuyến đường Bùi Đình Túy, Chu  Văn An, D5 (Q.Bình Thạnh); Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận) chúng tôi thấy  hàng chục nhà hàng phô trương chuyên phục vụ các món ăn Âu - Á, nhưng  bên trong thì không có bất kỳ một món ăn nào mang hương vị ẩm thực như  quảng cáo mà chỉ toàn là những tiếp viên ăn mặc mát mẻ, hở trên, hở dưới, không mặc đồ lót tiếp khách.


Điểm khác biệt ở hệ thống “nhà hàng” Âu - Á này thường là một căn nhà rộng chừng 40m2, có  3 - 4 lầu. Lầu trệt thường được ngăn đôi, phía trước làm bãi để xe, bên  trong là bếp. Gọi là bếp nhưng căn phòng này bao giờ tối om, vì hiếm  khi được sử dụng, và không bao giờ có nguyên liệu chế biến món ăn. Các  phòng bên trên được thiết kế để hát karaoke. Hầu hết là karaoke hoạt  động không phép.
Trong cùng một hệ thống “nhà hàng” rải khắp các tuyến đường ở Sài Gòn, có hàng trăm tiếp viên. Trung bình có 25 - 30 tiếp viên/nhà hàng, tuổi đời từ 18 - 25. Thậm chí có cả tiếp viên đang trong độ tuổi vị thành niên.

Để mang lại cảm giác mới lạ cho khách, bao giờ chủ nhà hàng cũng trao đổi các “đào” cho nhau, nên các tiếp viên  ở nhà hàng này thường chạy show. Điều đặc biệt ở các “nhà hàng”  này là  không bao giờ để mất lòng khách, khách yêu cầu gì là có đó, kể cả  chuyện bán dâm tại chỗ.

Chàng trai tung ảnh nhạy cảm của mình và bạn gái lên facebook

0
Từ những vụ trả thù hậu chia tay gây sốc
Thời gian gây đây cộng đồng mạng liên tục dậy sóng vì nhiều vụ trả thù tình hậu chia tay đầy tai tiếng. Mới nhất là vụ việc một nam thanh niên sau khi bị người yêu chia tay đã đăng tải những hình ảnh “nóng” của mình và bạn gái thời còn mặn nồng lên trang cá nhân để bêu xấu người cũ. Hành động này đã khiến dân mạng không khỏi bức xúc vì nó thực sự đã ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn gái kia.
Trước đó không lâu là vụ việc một nam sinh rủ 2 bạn nam cùng lớp mình đánh người yêu cũ tại trường THPT Nguyễn Du, Hà Tĩnh. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm. Nam sinh tên T. và nữ sinh tên C. từng yêu nhau nhưng sau đó C. nói lời chia tay. Bị “rũ bỏ tình yêu” T. đã lao vào đánh C. một cách dã man. Vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước, nhiều người dùng những lời lẽ nặng nề để chỉ trích nam sinh này như “hèn hạ”, “đàn bà”,” nhục nhã”…
Cuối năm 2013, một cặp đôi ở TP.HCM sau khi chia tay “đua” nhau up ảnh phòng the lên trang cá nhân để trả thù người cũ. Những bức ảnh ban đầu được cô gái kia up ảnh lên facebook của mình với mục đích gây chú ý rồi sau đó lôi danh tính người yêu cũ vào cuộc. Thế nhưng chàng trai kia cũng không phải vừa. Sau khi bị bạn gái bêu xấu, anh liền đăng tải thêm nhiều hình nóng của 2 người nữa với những lời lẽ rất thách thức, hả hê: “Chia tay rồi sao lôi anh vào chuyện này, nhục cái mặt anh. Hôm qua anh đã cố nhịn. Hôm nay em lại làm mọi chuyện tệ hơn nữa. Em muốn thích thì triển luôn đúng không? Anh triệt em luôn. Đây nữa nè em”.


Hệ lụy từ “mốt” yêu vội, sống thoáng
Việc tung những hình ảnh nóng hay đơn giản là viết những ghi chú, status chửi, lăng mạ người yêu cũ sau khi chia tay một phần nào đó là hậu quả của lối sống khá buông thả của nhiều bạn trẻ hiện nay, nhưng hơn hết đó chính là việc thiếu sự vị tha hay cố chấp, văn hóa ứng xử kém trong tình yêu.
Dạo qua facebook không khó để bắt gặp status của một cô gái hay nam thanh niên chửi hoặc bới móc những thói hư tật xấu của người yêu cũ mình cho thiên hạ thấy. Việc up ảnh nóng hay động tay động chân như những trường hợp kể trên ngày càng nhức nhối. Thậm chí nhiều bạn trẻ còn cho rằng đây là một “mốt” mới, là những việc làm đúng đắn để mọi người “thấy được bộ mặt thật” của đối tượng.
Một số ý kiến bao biện rằng, vì bị chia tay bởi những lý do không đáng có hay người kia vẫn chưa đồng ý nên mới xảy ra chuyện bêu xấu nhau như vậy. Nhưng dù gì đi chăng nữa, bản thân người đi trả thù cũng đang tự hạ thấp chính mình.
Một cư dân mạng chia sẻ: “Mình cảm thấy những bạn mà sau khi chia tay quay ra chửi bới hoặc nói xấu người yêu cũ đều rất đáng bị phê phán và có chút gì đó hơi… hèn. Miệng thì chửi người ta như vậy trong khi bản thân có khi từng hết lời ca ngợi, đầu ấp tay gối. Hóa ra trước đây các bạn chấp nhận yêu một người xấu xa, tệ hại đến thế sao?”.
“Lối sống văn minh là sau khi chia tay vẫn giữ được tình bạn đẹp, hoặc ít nhất vẫn giữ được ấn tượng tốt về nhau chứ cứ như các bạn trên thì quả thật rất đáng thất vọng” – người này nói thêm.
Không thể phủ nhận nhiều cặp đôi hiện nay đến với nhau chỉ sau một vài lần gặp gỡ, hẹn hò hoặc thời gian tìm hiểu cũng vô cùng ít ỏi. Họ không dành thời gian tìm hiểu kỹ về nhau mà vồ vập yêu. Nhận lời yêu nhau chỉ một thời gian ngắn sau lại chia tay vì cho rằng không hợp nhau. Việc yêu và chia tay với họ là bình thường như cơm bữa. Dĩ nhiên, nếu coi tình yêu đơn giản, yêu một cách dễ dãi thì với họ, việc trả đũa người kia cũng chẳng phải suy nghĩ nhiều.


Điều đáng nói là nhiều bạn trẻ ngày nay quan niệm “thoáng” hơn khi yêu, dễ dãi trao thân khi chưa thành vợ chồng. Không ít người mới yêu nhau được một tuần thậm chí là 2,3 ngày là đã có thể gật đầu trao “cái ngàng vàng” cho đối phương. Bạn trai dễ dãi đã đành, nhiều bạn gái cũng “yêu” rất hết mình và quan niệm yêu là “cho” không tiếc nuối. Để làm “sâu sắc” tình yêu, có những cặp đôi sẵn sàng quay clip, hay chụp lại những phút giây tình cảm, giường chiếu rất tế nhị. Đáng tiếc là tình yêu ấy lại chẳng đủ sâu sắc, sau khi chia tay, nhân vật chính lại phát tán để bêu xấu người cũ.

Xin kết thúc bài viết này bằng ý kiến của bạn N.T (20 tuổi, Hà Nội): “Đã yêu rồi khi chia tay đừng mang nhau ra làm trò cười cho thiên hạ, làm đề tài cho bạn bè đàm tiếu. Tình yêu luôn cần sự tôn trọng và vị tha. Đó không chỉ là cách giúp bạn bớt hận thù sau khi chia tay mà cũng là cách để giữ tình yêu”.